Categories Cache Swift Performance

Mục General trong tab Caching của plugin Swift Performance (tài liệu hướng dẫn chính thức)

Cũng giống việc xây dụng tài liệu cho LiteSpeed cache, bên cạnh nguồn tham khảo bên ngoài tôi sẽ dịch thêm các tài liệu của chính chủ để có cái nhìn đa chiều và đôi khi chuyên sâu hơn.

OK, chúng ta vào bài luôn nhé.


Enable caching / Bật cache – caching được bật theo mặc định. Swift tích hợp hơn 75% các thực hành tốt về hiệu suất một cách tự động. Thậm chí là khi không có bất kỳ tùy chọn nào được kích hoạt, tốc độ tải website của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Hãy thử kiểm tra bật/tắt các với các mặc định của Swift, cấu hình Auto Wizard, và xem website của bạn nhanh hơn như thế nào!

Bạn sẽ thấy thời gian tải trang cải thiện với plugin Swift Performance chỉ cần thông qua chạy Setup Wizard, cấu hình tự động Autoconfig. Nếu bạn có kiến thức tốt về cách website hoạt động trên trình duyệt, bạn có thể bắt đầu thực hiện thêm các cài đặt tối ưu dựa vào khuyến nghị từ các công cụ kiểm tra hiệu suất như GTmetrix, Pingdom Tools hoặc Google PageSpeed Insights – mặc dù chúng tôi nghĩ rằng điểm số website không thành vấn đề. Tập trung vào tốc độ thực của website và cải tiến nó nếu cần.

Caching Mode / Kiểu cache – Nếu rewrites hoạt động trên máy chủ của bạn, bạn nên sử dụng Disk cache with Rewrites, đây là phương pháp phục vụ cache nhanh nhất. Tuy nhiên đôi khi bạn không thể chỉnh sửa file .htaccess hoặc NginX config vì thế Disk cache with PHP cũng khả dụng như một dự phòng (fallback). Nếu memcached đã được cài sẵn, bạn có thể chọn Memcached with PHP thay vì Disk cache with PHP, nhưng một lần nữa, nếu có thể, bạn vẫn nên dùng tùy chọn rewrites. Nếu sử dụng NginX (Swift hoạt động theo cách khác biệt trên máy chủ NginX, cấu hình này là không cần thiết. Nó chỉ cung cấp các rules mà bình thường sẽ có mặt trong file .htaccess trên các máy chủ Apache). Nếu cần bạn có thể copy và paste các rule này (bạn sẽ tìm thấy chúng trong Swift Dashboard dưới phần Show Rewrite Rules) trong file nginx.conf của bạn.

Early Loader – Nếu Swift phục vụ cache với PHP, bật nó sẽ giúp tăng tốc quá trình xử lý. Hãy lưu ý là một số yêu cầu sẽ được phục vụ bằng PHP thậm chí là cả khi bạn chọn kiểu caching Disk with Rewrites. Do vậy bật tùy chọn này bao giờ cũng tốt.

Cache Path / Đường dẫn cache – Nếu bạn sử dụng Disk cache, bạn có thể chỉ định đường dẫn lưu cache cụ thể. Theo mặc định nó sẽ có dạng /path/to/wp-content/cache. Swift sẽ nhận biết và nhanh chóng thiết lập chính xác đường dẫn. Bạn hãy kiểm tra thư mục này nếu cache hoặc prebuild (xây dựng trước cache) không hoạt động.

Cache Expiry Mode / Kiểu hết hạn của cache – Bạn được khuyên dùng nên sử dụng Action based mode. Swift sẽ xóa cache nếu nội dung đã được chỉnh sửa (cập nhật bài viết, xuất bản bài viết, bình luận mới, phê duyệt bình luận, vân vân). Tuy nhiên nếu website sử dụng nonce hoặc bất cứ cái gì khác có thể hết hạn, bạn nên chọn Time based expiry mode. Một số plugin, chẳng hạn như Gravity forms, sử dụng nonce. Để tránh gặp phải các vấn đề, bạn phải thiết lập thời gian sống của cache từ 10 tiếng trở xuống. Sau khi cache được xóa, trang HTML sẽ được tạo lại và tham chiếu đến một nonce đúng một lần nữa. Vì thế khi cài đặt WordPress (theme, plugin) hoạt động với nonce, cách duy nhất để giữ chúng cập nhật trên các trang đã được cache là thiết lập Cache Expiry Mode của bạn trong Swift với giá trị dưới 12 tiếng; 10 tiếng là điểm khởi đầu tốt, nhưng bạn có thể hạ nó xuống 8 tiếng hoặc thậm chí là ít hơn.

Điều này sẽ có hệ quả là cache được cập nhật thường xuyên hơn trên máy chủ của bạn, và vì thế sẽ có nhiều xử lý preload (tải trước) hơn nếu Prebuild Cache Automatically được bật. Trong trường hợp bạn để ý thấy bất cứ vấn đề nào do tải máy chủ cao, hãy thiết lập Cache Expiry Time cao hơn.

Garbage Collection Interval / Khoảng thời gian thu gom rác – Mức độ thường xuyên dùng để kiểm tra các trang cache đã hết hạn (tính theo giây).

Clear Cache on Update Post by Page / Xóa cache khi cập nhật post thông qua chọn page – Nó có ích trong trường hợp như website của bạn chèn shortcode (mã rút gọn) của WooCommerce để hiển thị sản phẩm trên trang chủ (homepage). Vì nó là một cache của shortcode trang chủ, nó không thể tự động xóa nếu một post/stock/bình luận được cập nhật, tuy nhiên bạn có thể chỉ định các trang cụ thể theo cách thủ công ở đây. Chỉ cần click vào box và chọn các trang mà bạn cần phải xóa sau khi cập nhật post.

Clear Cache on Update Post by URL / Xóa cache khi cập nhật post thông qua URL – Nó có ích trong trường hợp như website của bạn chèn shortcode (mã rút gọn) của WooCommerce để hiển thị sản phẩm trên trang chủ (homepage). Vì nó là một cache của shortcode trang chủ, nó không thể tự động xóa nếu một post/stock/bình luận được cập nhật, tuy nhiên bạn có thể chỉ định các trang cụ thể theo cách thủ công ở đây. Sử dụng URL đầy đủ ở phần này.

Enable Caching for logged in users / Bật caching cho người dùng đã đăng nhập – Đây là tính năng tuyệt vời khi bạn có các nội dung dành riêng cho người dùng đăng nhập trên website của bạn. Website sẽ cache như bình thường với tất cả những người ghé thăm không đăng nhập, sử dụng một tập hợp các file cache, và với từng người dùng đã đăng nhập họ sẽ sử dụng cache riêng. Bật cache cho người dùng đã đăng nhập có thể hữu ích khi bạn có website kiểu thành viên, hoặc tương tự khi người dùng phải đăng nhập để xem nội dung. Lưu ý là: tất cả người dùng đăng nhập sẽ có cache riêng cho từng trang. Nó có thể làm tăng kích cỡ cache, tùy thuộc vào số lượng user và số lượng trang trên website!

Separate Mobile Device Cache / Cache riêng cho thiết bị di động – Bạn có thể tạo cache riêng cho thiết bị di động, nó có thể hữu ích nếu trang của bạn không chỉ là dạng đáp ứng, mà còn có giao diện/layout riêng cho di động (ví dụ AMP). Thường thì bạn không cần bật tùy chọn này.

Enable Browser Cache / Bật cache phía trình duyệt – Nếu bạn bật tùy chọn này nó sẽ tạo ra các rule cho cache trình duyệt. Nếu bạn sử dụng Apache và htaccess có khả năng viết lại rule, nó sẽ tự động được thêm vào. Cache trình duyệt lưu cục bộ tạm thời trên máy tính của người truy cập cho các file tải về bằng trình duyệt của bạn để hiển thị website. Các file được cache cục bộ bao gồm bất cứ tài liệu nào tạo thành website, chẳng hạn như file html, CSS, JS cũng như các ảnh và nội dung đa phương tiện khác. Khi người dùng ghé thăm lại website, trình duyệt kiểm tra nội dung có được cập nhật vào lúc đó hay không và chỉ tải các file đã được cập nhật (thay đổi) hoặc chưa được lưu trong cache. Điều này giúp giảm sử dụng băng thông cả ở phía người dùng và máy chủ và giúp trang tải nhanh hơn. Vì thế, cache phía trình duyệt đặc biệt hữu ích khi người dùng trên kết nối internet chậm và bị giới hạn.

Enable Gzip / Bật Gzip – nếu bạn bật tùy chọn này nó sẽ tạo các rule htaccess/nginx cho nén gzip. Nén cũng cần phải được cấu hình trên máy chủ của bạn nữa. GZip là một kiểu nén dữ liệu – giúp dữ liệu giảm kích cỡ. Dữ liệu gốc được khôi phục bằng cách giải nén file đã compress. Cái này liên quan đến các ứng dụng web và các website bởi vì giao thức HTTP bao gồm khả năng gzip dữ liệu gửi đi. Điều đó có nghĩa là khi nó được sử dụng, chi phí băng thông của bạn phục vụ cho website sẽ giảm xuống bởi vì khi mọi người ghé thăm trang nó chỉ phải tải các file có dung lượng nhỏ hơn.

Send 304 Header – Một máy chủ web gửi HTTP/304 trong phản hồi tới một yêu cầu xác thực có điều kiện (conditional validation), để chỉ rằng bản sao chép một tài nguyên của người dùng vẫn hợp lệ và tài nguyên yêu cầu Không Có Thay Đổi (not modified) nào kể từ khi người dùng cache nó. Xác thực có điều kiện cho phép người dùng đảm bảo rằng họ có được tài nguyên gần nhất mà không ảnh hưởng đến hiệu suất máy chủ do phải gửi lại tất cả các tài nguyên của nó mỗi khi chúng được yêu cầu. Gửi thông tin này lúc nào cũng tốt hơn (nó chỉ cần thiết cho disk/memcached + php, với rewrites nó được xử lý bởi máy chủ web) tuy nhiên nó có thể xung đột trên một số hosting, vì thế đây một tùy chọn cho bạn. 304 nghĩa là không sửa đổi, vì thế trình duyệt biết rằng nó không phải tải lại body của yêu cầu.

Cache 404 pages / cache các trang 404 – Để tránh caching .txt, .php và các trang khác, bạn cần vô hiệu hóa tính năng này. Những URL này chỉ được cache nếu chúng có kết quả trả về 404 và cache 404 được bật.

Enable Dynamic Caching / Bật cache động – Nếu bạn bật tùy chọn này bạn có thể chỉ định các yêu cầu $_GET và $_POST cụ thể có thể được cache. Bạn có thể đọc và tìm hiểu nhiều hơn về tính năng này trên mạng. Tính năng này yêu cầu bạn phải có hiểu biết tốt về tối ưu hóa website và lập trình. Bật cache động là nhiệm vụ có độ phức tạp cao, trong khi nó có thể không giúp trang của bạn tải nhanh hơn đáng kể. Bỏ qua tùy chọn này có thể là lựa chọn tốt nhất trừ khi bạn là người có kinh nghiệm về lập trình web- người sẽ biết cache xử lý với các tài nguyên nói chung.

Cacheable AJAX Action – Với tùy chọn này, bạn có thể cache mạnh hơn nữa các tài nguyên là các yêu cầu dạng AJAX (ví dụ tìm kiếm AJAX). Bạn phải chỉ định tên hành động (action names) cụ thể ở đây. Bạn cũng có thể thiết lập thời gian cache hết hạn cho các yêu cầu AJAX tính theo giây. Lấy ví dụ, bạn có thể sử dụng nó để cache các tìm kiếm tùy chỉnh ajax hoặc cache các phản hồi ajax cho cơ sở dữ liệu của WP. Nó là tính năng nâng cao. Nếu bạn không biết cách sử dụng tính năng này, tốt nhất là không dùng nó.

AJAX Cache Expiry Time – thời gian hết hạn cache cho các yêu cầu AJAX tính theo giây.

Back to Top