Categories Tối ưu thêm

Tối ưu hóa tốc độ website cho người mới bắt đầu (Chương 6)

Chương 6: Làm thế nào cải thiện tốc độ website?

Để phát triển trang web tốt cần tốn nhiều công sức. Các đơn vị kinh doanh trực tuyến hàng đầu có nhiều thế mạnh. Họ tận dụng kinh nghiệm sẵn có, đã được chứng minh trong ngành này. Cộng với đó là các kỹ năng phát triển web siêu việt, cũng như dịch vụ hosting đẳng cấp cao để phát triển website với tốc độ và trải nghiệm người dùng thuộc hàng top đầu.

Nhưng với những ai không có điểm thuận lợi này, khi cố gắng theo đuổi mục tiêu tối ưu hóa tốc độ, thì triển khai bằng cách tiếp cận tối giản trong việc thực hiện các chiến thuật tối ưu hóa tốc độ trang theo kiểu DIY (tự tay làm) đơn giản, cũng đem lại kết quả (gần như) đủ tốt để vá lỗi cho các trang web chậm chạp.

Kiến thức về đầu tư sao cho đúng các giải pháp và dịch vụ tối ưu hóa tốc độ trang web, quản lý trang web và có lẽ là thủ thuật code hoàn toàn là điều cần thiết để mang lại hiệu suất tối đa cho trang. Các quyết định kinh doanh chiến lược dựa trên kiến ​​thức này góp phần trực tiếp vào việc nâng cao hiệu suất trang web, từ đó dẫn đến bán hàng trực tuyến tốt hơn, có được khách hàng tiềm năng, chuyển đổi tốt hơn và cuối cùng là thành công trong kinh doanh.

Tối ưu hóa (optimization) là từ thông dụng để nói về thành công trong thế giới mạng. Không gian mạng, giống như thế giới vật chất bên ngoài: các ngôi sao và thiên hà luôn ở trong một trạng thái thay đổi và tiến hóa liên tục. Trong thực tế, thay đổi là quá trình nhất quán duy nhất trên cả thế giới thực và thế giới mạng. Sống sót trong các không gian này phụ thuộc vào việc các thành viên có thể thích nghi tốt như thế nào với các nguồn lực và hoàn cảnh môi trường khác nhau.

Và điều tương tự cũng xảy ra với các chủ sở hữu trang web cạnh tranh để thành công trên thế giới trực tuyến giữa các xu hướng thị trường khác nhau, sự thay đổi liên tục của hành vi người dùng internet, những cải tiến công nghệ mạng với tốc độ chóng mặt theo định luật Moore và các thay đổi tiêu chuẩn hiệu suất được đặt ra bởi những gã khổng lồ tìm kiếm.

Chú thích của người dịch: quả là phần mở đầu văn hoa thái quá! OK, không sao, giờ chúng ta sẽ đi vào phần chính.


Tối ưu hóa hình ảnh

Nguyên tắc cơ bản nói chung là, file lớn hơn tốn thời gian nhiều hơn so với file nhỏ. Thời gian tải trang web phụ thuộc vào tổng dung lượng các thành phần nội dung tải về từ máy chủ web để đến trình duyệt yêu cầu. Hình ảnh chất lượng cao nhưng cồng kềnh là thành phần chịu trách nhiệm lớn nhất vào dung lượng trang, làm chậm tốc độ trang web.

Theo trang HTTP Archive, vào tháng mười Hai năm 2017, hình ảnh chiếm trung bình 66% tổng dung lượng trên web. Làm theo các thực hành tốt nhất trong việc tối ưu hóa hình ảnh giúp bạn giảm được rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực của ảnh lên tốc độ website:

  • Lựa chọn định dạng: Sử dụng ảnh định dạng JPG khi chất lượng là cái cần ưu tiên và chỉnh sửa ảnh không phải là điều cần thiết trước khi tải nó lên. JPG cần xử lý và sửa đổi hạn chế trước khi độ sắc nét của ảnh bị suy giảm mạnh. Với các ảnh dùng để làm icon, logo, ảnh minh họa, các biểu tượng, và văn bản nên dùng định dạng PNG. Sử dụng ảnh GIFS chỉ cho các ảnh nhỏ và đơn giản, ngoài ra cần tránh sử dụng ảnh BMP và TIFF (bạn có thể tìm hiểu thêm về các định dạng ảnh ở đây).
  • Kích cỡ đúng: Tiết kiệm từng bytes ảnh có giá trị bằng cách khớp khít với độ phân giải (chiều rộng) của giao diện web. Sử dụng khả năng thay đổi kích thước trình duyệt để tạo ra các bức ảnh có khả năng đáp ứng (co giãn) bằng cách thiết lập chiều rộng cố định và chiều cao tự động.
  • Nén ảnh: Nén ảnh cần phải có sự đánh đổi cẩn trọng giữa kích cỡ và chất lượng. Với ảnh JPG, nén 60-70 phần trăm tạo ra mức độ cân bằng tốt. Với màn hình retina, tăng kích cỡ ảnh (JPG) lên 150-200 phần trăm, nén ở mức độ 30-40 phần trăm và giảm xuống nữa theo kích cỡ yêu cầu.
  • Ít ảnh hơn: Giữ số lượng ảnh ở mức tối thiểu.

Giải pháp cho WordPress:

Tận dụng các plugin tối ưu hóa hình ảnh như Imagify, ShortPixel Image Optimizer, Optimus WordPress Image Optimizer, WP Smush, TinyPNG, EWWW Image Optimizer Cloud. Thậm chí còn có thể tốt hơn nếu bạn sử dụng ứng dụng nén và tối ưu hóa hình ảnh bên ngoài, cái sẽ làm giảm thời gian tải trang web của bạn.

Cuối cùng bạn có thể xem các cách chuyên sâu để tối ưu hóa ảnh ở bài viết này: https://kiencang.net/toi-uu-hoa-toc-do-tai-anh/


Tối ưu hóa phân phối và mã CSS

Không lâu trước đây, kích cỡ lý tưởng cho một trang web rơi vào khoảng 30KB. Nó bao gồm các đoạn mã cho nội dung, ảnh, đồ họa và code để tạo lên một trang hoàn chỉnh. Sau đó sự phổ biến của CSS và JS đã phá vỡ mức trần 30 KB của kích cỡ trang do yêu cầu phân phối các trang web có trải nghiệm người dùng phong phú hơn.

Song các website hiện đại đã viết mã CSS tốt hơn ở khía cạnh tải xuống nội dung từ máy chủ hosting nhằm yêu cầu trình duyệt hoạt động hiệu quả và chính xác hơn. Vì thế tối ưu hóa không chỉ có mỗi việc giảm thiểu dung lượng size mà thôi đâu. Những thực hành sau đây giúp bạn đảm bảo tốc độ phân phối CSS đạt được tối ưu:

  • Viết mã ngắn gọn: Giảm kích cỡ code của bằng cách sử dụng ít khai báo và toán tử hơn. Ít code hơn nghĩa là ít xử lý hơn và hiệu quả hơn trong việc phân phối file web theo yêu cầu của trình duyệt web.
  • Tối thiểu hóa (minify) CSS: Hầu như tất các công cụ theo dõi tốc độ website cung cấp một gợi ý phổ biến để giảm dung lượng CSS cho mục đích cải thiện tốc độ. Các mã nhẹ nhàng giúp tăng tốc độ tải, tăng tốc độ phân tích cú pháp và thực thi để giảm đáng kể thời gian tải trang.
  • Vị trí mã: Tải mã CSS vào bên trong thẻ <head> và Javascript vào bên trong body, nếu CSS đặt bên ngoài khu vực này sẽ ngăn trình duyệt web hiển thị nội dung CSS ngay lập tức sau khi tải chúng xuống.
  • Các thực hành phân phối CSS tốt nhất: (1) Không sử dụng lời gọi @import. (2) Loại bỏ các đoạn CSS không sử dụng. (3) Không sử dụng CSS trong HTML chẳng hạn không nên sử dụng CSS trong thẻ H1 và DIV. (4) Nội tuyến (inline) các đoạn mã CSS nhỏ.

Giải pháp cho WordPress:

Các công cụ như Autoptimize, WP Rocket, Cache Enabler, CloudFlare CDN, và W3 Total Cache là một trong số các công cụ phổ biến cho phép giảm thiểu ảnh hưởng của CSS và JS lên tốc độ.


Thu nhỏ JavaScript, CSS, HTML

Thực tế, tối ưu hóa tốc độ không chỉ là việc giảm kích cỡ trang. Giảm các yêu cầu từ máy khách đến máy chủ trong việc phân phối nội dung website cho trình duyệt là một phần không thể thiếu khi tối ưu hóa tốc độ website. Chủ trang web có thể đạt được điều này bằng cách không tạo quá nhiều yêu cầu (lời gọi) CSS, HTML và JavaScript. Mặc dầu số lượng yêu cầu không quá quan trọng như trước đây nhờ và các cải tiến của HTTP / 2.


Plugin – Ít là Nhiều!

Thêm nhiều tính năng cho website bằng các plugin dẫn đến một cái giá phải trả: hiệu suất bị suy giảm (performance degradation). Thật không may, người quản trị web sử dụng rất nhiều plugin để website thêm hấp dẫn nhưng nó thường là các tính năng không cần thiết chẳng hạn như gravatar, công cụ profile (hồ sơ), công cụ thống kê website hoặc sử dụng font tùy chỉnh – một số người thậm chí sử dụng 10 plugin khác nhau để tích hợp mạng xã hội vào. Lợi ích duy nhất của việc sử dụng nhiều plugin là tránh được việc phải viết code tay (manual coding).

Nhiều trang web phổ biến có đến 80 plugin. Tuy nhiên con số không hoàn toàn là điều phải lo lắng nhất ở đây nếu các plugin được phát triển tốt và tránh được các xử lý phức tạp dẫn đến tốn kém tài nguyên máy chủ (expensive server processing).

có rất nhiều plugin

Bốn lĩnh vực chính cần xem xét khi chọn lựa plugin chất lượng cao:

  • Nó thực hiện các hoạt động phức tạp không?
  • Nó yêu cầu tải nhiều thành phần và mã không?
  • Nó làm tăng số lượng truy vấn cơ sở dữ liệu cho mỗi trang yêu cầu không?
  • Nó có thực hiện yêu cầu với các API bên ngoài không?

Nếu câu trả lời là cho tất cả các câu hỏi trên, câu trả lời của bạn với câu hỏi có nên sử dụng plugin này gần như chắc chắn là KHÔNG!

Giờ là câu hỏi thường gặp, bao nhiêu plugin thì bị coi là quá nhiều?

Không có câu trả lời toàn diện cho câu hỏi này, vì các giới hạn luôn là cụ thể, riêng biệt với từng website và plugin. Rất nhiều chuyên gia về WordPress khuyên không sử dụng quá nhiều plugin. Nhưng nhiều trang web có hiệu suất tốt vẫn sử dụng đến hơn 80 plugin, cho đến khi họ cài plugin chất lượng thấp, làm mất thêm đến nửa giây vào thời gian tải trang.

Tương tự như vậy, sử dụng 10 plugin cho các tác vụ đơn giản và khác nhau thì tốt hơn nhiều việc triển khai một plugin để thực hiện tất cả các tác vụ phức tạp. Ngoại trừ một số plugin chất lượng cao được phát triển bởi các lập trình viên đáng tin cậy như plugin SEO của Yoast hoặc All in One SEO Pack và những cái tương tự.

Giải pháp với WordPress:

Sử dụng các giải pháp sau để kiểm tra hiệu suất các plugin trong WordPress:


Giới hạn/Vô hiệu hóa tính năng Revisions của WordPress

Tính năng revision là một trong những chức năng bổ sung mà WordPress cung cấp. CMS này tự động lưu giữ các phiên bản khác nhau của nội dung và cho phép thay đổi chỉnh sửa dự phòng trong tương lai. Đối với máy chủ, điều này làm tốn kém xử lý không cần thiết thông qua việc bổ sung cơ sở dữ liệu không thực sự cần lúc ban đầu. Điều chỉnh số lượng phiên bản revision lưu giữ làm giảm gánh nặng cho lõi của website.

tính năng revison của WordPress

Viết đoạn mã nhỏ dưới đây vào wp-config.php giúp khắc phục vấn đề này:

Vô hiệu hóa Revisions:

define( 'WP_POST_REVISIONS', false );

Giới hạn số lượng revisions:

define( 'WP_POST_REVISIONS', 10 ); // giới hạn 10 revison

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu

CMS của WordPress lưu giữ các bài post, bình luận, trang, và các hình thức văn bản khác cũng như dữ liệu được mã hóa vào trong một cơ sở dữ liệu duy nhất – ngoại trừ ảnh và video được lưu giữ riêng ở thư mục ‘wp_content’. Cơ sở dữ liệu này lớn dần theo thời gian, không chỉ với các nội dung không cần thiết và các bài post revision, mà còn cả các dữ liệu rác nữa.

Nội dung rác bao gồm:

  • Các bình luận spam
  • Các bình luận chưa phê duyệt
  • Các bài post revison
  • Những thứ khác trong thùng rác như là các bài post và page

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu giải quyết các dữ liệu rác và nội dung không cần thiết từ cơ sở dữ liệu lộn xộn này, thu gọn kích cỡ của nó và làm nó thuận tiện hơn cho máy chủ web trong việc tìm nạp nội dung yêu cầu một cách hiệu quả, với ít vòng lặp xử lý nhất có thể. Điều này cũng có thể liên quan đến việc bạn cần sử dụng InnoDB cho bảng cơ sở dữ liệu MySQL thay cho MyISAM.

Bảng wp_options cũng thường bị bỏ qua khi nói đến việc tối ưu hiệu suất cơ sở dữ liệu và WordPress trên tổng thể. Đặc biệt với các trang lớn và cũ, điều này có thể là thủ phạm làm chậm thời gian truy vấn trên trang do dữ liệu tự động tải từ các plugin và theme của bên thứ ba.

Giải pháp với WordPress:

  • Giới hạn, vô hiệu hóa và xóa các bài post revisions.
  • Tự động dọn rác bằng cách bổ sung đoạn mã dưới đây vào file wp-config.php
define('EMPTY_TRASH_DAYS', 10 );

10 là số ngày trước khi rác tự động bị xóa. Thay đổi con số này tùy theo trường hợp của bạn.


WordPress nhanh hơn với PHP 7

Với sự ra đời của PHP 7, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất! Ảnh hưởng lớn đến mức mà nó phải là ưu tiên cao hơn so với rất nhiều tối ưu hóa nhỏ bạn có thể thực hiện cho trang WordPress. Bảng điểm chuẩn sau chứng minh hiệu suất cải thiện đáng kể của PHP 7 so với các phiên bản trước của nó. PHP 7 cho phép hệ thống thực hiện số lượng truy vấn nhiều hơn hai lần so với PHP 5.6, điều đó có nghĩa là giảm đi được một nửa độ trễ.

– PHP benchmarks thực hiện bởi Rasmus Lerdorf, PHP Fluent Talk

Kinsta cũng thực hiện một đánh giá khác về các phiên bản PHP. Và tương tự như bản đánh giá trên, chúng tôi nhận thấy PHP 7.3 có thể thực thi nhanh hơn ba lần so với PHP 5.6 (tính theo số lượng yêu cầu trên giây). Nó cũng nhanh hơn khoảng 9% so với PHP 7.2.


WordPress 5.0 PHP benchmarks
  • WordPress 5.0 PHP 5.6 benchmark, kết quả: 91.64 req/sec
  • WordPress 5.0 PHP 7.0 benchmark kết quả: 206.71 req/sec
  • WordPress 5.0 PHP 7.1 benchmark kết quả: 210.98 req/sec
  • WordPress 5.0 PHP 7.2 benchmark kết quả: 229.18 req/sec
  • WordPress 5.0 PHP 7.3 benchmark kết quả: 253.20 req/sec

Nén

Theo Google, mỗi ngày cộng đồng mạng toàn cầu lãng phí mất 99 năm vì lý do không nén nội dung web. Và mặc dù hầu hết các trình duyệt mới nhất có hỗ trợ khả năng nén nội dung, nhưng không phải mọi website đều phân phối nội dung đã được nén. Khách truy cập vào các trang web không nén trải nghiệm tương tác cực kỳ chậm. Lý do chính cho bất lợi này (và gần như vô lý) bao gồm máy chủ web, web proxy bị cấu hình sai, trình duyệt web và phần mềm diệt virus cũ hoặc bị lỗi.

Nội dung không được nén làm ảnh hưởng xấu đến người dùng bị hạn chế băng thông, kết quả là họ phải nhận nội dung Web trong thời gian tải trang dài đến khó chịu:

Google khuyến nghị các kỹ thuật nén sau để phân phối nội dung trang web một cách hiệu quả:

  • Giảm thiểu JS, HTML và CSS.
  • Đảm bảo tính nhất quán trong mã CSS và HTML với những kỹ thuật sau: (1) sử dụng nhất quán kiểu chữ – hầu hết là chữ thường. (2) Trích dẫn nhất quán các thuộc tính thẻ HTML. (3) Chỉ định các thuộc tính HTML theo cùng một thứ tự. (4) Chỉ định các cặp khóa-giá trị CSS theo cùng một thứ tự bằng cách sắp xếp chúng theo thứ tự ABC.
  • Bật nén GZIP. GZIP tìm các chuỗi và mã tương tự, thay thế chúng tạm thời bằng các ký tự ngắn hơn. Trình duyệt giải nén các file gzip, chuyển chúng về dạng nguyên gốc.

Một số cảnh báo cần lưu ý:

  • Không nén GZIP ảnh, PDF và các dữ liệu nhị phân khác (những cái này vốn đã được nén rồi).
  • Dữ liệu GZIP chỉ có khoảng kích cỡ từ 150-1000 bytes. Thời gian bỏ ra để nén phải nhanh hơn thời gian phân phối nội dung chưa nén.
  • KHÔNG nén nội dung cho các trình duyệt cũ (không có khả năng giải nén, tuy nhiên giờ rất hiếm trình duyệt như vậy).

Nếu bạn không nghe theo những lời khuyên trên thì kích cỡ file và thời gian tải thực sẽ sẽ tăng lên do các chi phí ngầm của việc nén và giải nén diễn ra trong quá trình đó.

Giải pháp với WordPress:

  • Bật nén GZIP sử dụng plugin W3 Total Cache.
  • Cách tốt nhất để bật nén GZIP là điều chỉnh phía máy chủ Apache hoặc Nginx.

Chuyển sang hosting được quản trị chuyên nghiệp (manged hosting)

Trong bối cảnh của WordPress thì việc này tương đồng với các gói host được tối ưu sẵn cho WordPress.

Về cơ bản, WordPress đã dân chủ hóa thế giới web bằng cách trao quyền cho các công dân của thế giới mạng có khả năng tạo blog riêng của họ và tung ra các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến với các khoản đầu tư tối thiểu. Nhìn chung, các chủ website thường tận dụng một trong các dịch vụ hosting sau để giữ trang web của họ hoạt động:

  • Hosting miễn phí: Dành cho những ai có sở thích này.
  • Shared hosting: Dành cho những cá nhân phát triển kinh doanh trực tuyến thích chi phí thấp.
  • Máy chủ chuyên dụng hoặc hosting được quản lý: Dành cho những cá nhân và công ty nhỏ hoặc trung bình nghiêm túc trong việc thiết lập kinh doanh online.
  • Collocated hosting: Dành cho các doanh nghiệp lớn hoặc tổ chức chính phủ có đội ngũ IT (thuộc tổ chức của họ) để quản trị website.

Trong những lựa chọn trên, triển khai hosting được quản trị cho hiệu quả kinh tế tốt nhất trong việc duy trì website hiệu suất cực cao. Các tính năng của hosting được quản trị ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất website bao gồm:

  • Tối ưu hóa hiệu suất – nén, tối thiểu hóa code, cache phía máy chủ, vân vân.
  • Tối ưu hóa cache.
  • Tối ưu hóa nội dung cho hiệu suất – tối ưu hóa ảnh, điều chỉnh dữ liệu rác, vân vân.
  • Tối ưu hóa cho máy tìm kiếm.
  • Cập nhật phần mềm thường xuyên.
  • Lựa chọn plugin tương thích và triển khai cho hiệu suất tốt nhất.
  • Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu.
  • Triển khai CDN.
  • Theo dõi và kiểm tra hiệu suất.
  • Các máy chủ được tối ưu cho tốc độ.
  • Máy chủ và website được cấu hình và bảo trì để tối thiểu hóa vòng lặp cho máy khách và máy chủ.
  • Các phiên bản PHP và MariaDB mới nhất.

Cache

Các nhà phát triển khao khát mã thiết kế trang web đơn giản. Khi mã web được tạo, đọc và duy trì dễ dàng dẫn đến quá trình phát triển website hiệu quả hơn. Điều này bao gồm việc sử dụng các hàm có sẵn để thu gọn các đoạn mã quá dài cho một chức năng cụ thể của website.

Dù vậy, thêm quá nhiều vòng lặp bên ngoài và các dòng mã không cần thiết làm gia tăng thời gian xuất trang thêm vài mili giây. Khi lưu lượng truy cập website tăng, các khoảng thời gian nhỏ bé kết hợp làm giảm nhanh tốc độ xuống dưới ngưỡng tiêu chuẩn chấp nhận được.

Người quản trị web có thể làm giảm thời gian phản hồi trang bằng cách phân phối các bản cache sao chép của nội dung yêu cầu thay vì render nó nhiều lần mỗi khi người dùng nào đó ping đến máy chủ.

Cache web là cơ chế tạm thời lưu trữ các bản sao chép tĩnh của nội dung để đáp ứng các yêu cầu của người dùng từ cơ sở dữ liệu khi các điều kiện cụ thể thỏa mãn. Quá trình này làm giảm số lượng vòng lặp khứ hồi giữa máy khách và máy chủ (server của web) trong việc phân phối nội dung (tĩnh) theo yêu cầu của trình duyệt.

bật cache giảm thời gian

Chủ website có thể bật cache với các plugin sau và cấu hình theo ý mình khi nhà cung cấp dịch vụ hosting không cung cấp cache phía máy chủ:

Bên cạnh nội dung tĩnh có khả năng cache, website còn lưu giữ các thông tin động bao gồm các thuộc tính duy nhất thay đổi thường xuyên cho mỗi người dùng cuối. Do đó việc lưu trữ các bản cache sao chép của nội dung động không-sử-dụng-lại-được không có ý nghĩa, ngay cả khi để render nội dung không cache là quá trình xử lý rất chậm.


Bộ nhớ đệm phân mảnh

Đây là cách thức khéo léo cache các phần nhỏ hơn của nội dung web động không có khả năng cache (nếu cache toàn bộ). Khi trang web bao gồm nội dụng tĩnh hoặc/và động được tải về, máy chủ web xử lý các đoạn mã PHP và truy vấn cơ sở dữ liệu MySQL để lấy nội dung yêu cầu. Những quy trình tiêu tốn thời gian và tài nguyên bị phá vỡ nhờ cách phân phối đầu ra mong muốn đã được lưu trữ dưới dạng bản cache copy.

Cache phân mảnh lưu trữ đầu ra của một số khối mã mà không thay đổi dù cho nội dung động có nhiều phiên bản khác nhau. Khi đoạn mã chạy và đi đến phần khối mã đã được cache trong thời giạn định trước, máy chủ yêu cầu và phân phối đầu ra đã được cache của đoạn mã thay vì thực thi nó lặp lại, điều này cứ thế áp dụng cho đến khi thời gian giới hạn đạt đến ngưỡng.

Kết quả cuối cùng là nội dung website được tối ưu hóa cache cho tốc độ cao nhất có thể thậm chí với cả trang thương mại điện tử và trang thành viên vốn dựa trên các website phải xử lý các dữ liệu động mức độ cao. Kinsta (công ty cung cấp dịch vụ hosting cao cấp) thực tế cung cấp đến bốn kiêu caching khác nhau, tất cả chúng đều được thực hiện tự động ở cấp độ phần mềm hoặc máy chủ. Vì thế mà bạn không bị hỗn loạn, rắc rối vì các plugin của bên thứ ba.


CDN

CDN là phần mở rộng của tối ưu hóa cache, được thiết kế hướng đến khả năng siêu tăng cường hiệu suất website, nhất là với những trang có lưu lượng truy cập phân tán trên toàn cầu. CDN bao gồm các mạng lưới máy chủ cache các bản sao chép của trang web. Người dùng internet yêu cầu thông tin trang sẽ được dẫn trực tiếp đến máy chủ gần nhất trong mạng lưới dựa trên vị trí địa lý của họ.

Các lợi ích truyền thống của CDN bao gồm gia tăng hiệu suất, khả năng đáp ứng cao, và nhìn chung là tăng doanh thu cho người kinh doanh trực tuyến. Kinsta bao gồm HTTP/2 và IPv6 trong CDN cho tất cả mọi khách hàng.

CDN cho WordPress

(Bạn nào đọc tới đây, muốn sử dụng CDN cho WordPress có thể tham khảo link vừa dẫn.)

(Hết chương 6 – Theo A Beginner’s Guide to Website Speed Optimization của Kinsta. Về Kinsta, đây là công ty cung cấp dịch vụ hosting cao cấp dành cho WordPress, được tối ưu hóa cho tốc độ)

Xem thêm các chương khác:

Back to Top