Categories CDN

Có nên dùng CDN và Các tính năng tăng tốc độ website khác của plugin JetPack?

tăng tốc độ web bằng plugin JetPack

Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của plugin JetPack là tính năng tăng tốc độ website (WordPress) (Jetpack > Settings > Writing > Speed up your site).

tăng tốc độ website với JetPack

Nó đáng chú ý bởi vì tăng tốc web luôn là vấn đề rất quan trọng với bất kỳ website nào, thứ nữa giải pháp mà JetPack đưa ra hiện không có plugin miễn phí nào thay thế được: JetPack lưu ảnh của bạn trên server của WordPress.com.

Cập nhật: hiện plugin Flying Images có khả năng đẩy ảnh của bạn lên CDN miễn phí.

Điều này có tác dụng gì?

  • Chắc chắn nó làm giảm tải cho hosting của bạn;
  • Nó có thể giúp tăng tốc website.

Nhưng có 3 vấn đề:

  • Ảnh sẽ bị giảm chất lượng khi lưu trên server của WordPress.com, liệu chất lượng ảnh có bị giảm quá mức không?
  • Ảnh lúc này sẽ mang đường dẫn của trang bên ngoài, liệu nó có ảnh hưởng đến SEO không?
  • Có đúng thực nó khiến tốc độ website được cải thiện không?

Chúng ta sẽ trả lời từng câu hỏi một.

Bạn có thể xem video chia sẻ hoặc đọc bài viết chi tiết:


Ảnh bị giảm chất lượng thế nào?

Hãy nhìn 2 bức ảnh này. Đây là ảnh gốc:

Ảnh gốc
Ảnh gốc – 105KB

Còn đây là ảnh lưu trên server của WordPress thông qua tính năng của JetPack:

Ảnh lưu trên server của WordPress
Ảnh lưu trên server của WordPress – 88KB

Như vậy chất lượng ảnh JPG có suy giảm, mặc dù không nhiều nhưng nhận ra được.

Còn với ảnh PNG thì sao?

Đây là ảnh gốc:

Ảnh gốc PNG
Ảnh gốc PNG – 76KB

Còn đây là ảnh lưu trên server của WordPress:

Ảnh PNG lưu trên server của WordPress
Ảnh PNG lưu trên server của WordPress – 32KB

Với ảnh PNG, dung lượng ảnh giảm rất tốt (với ảnh trên là hơn 50%) trong khi chất lượng ảnh hầu như không thay đổi gì (không nhận ra được bằng mắt thường).

Như vậy nếu trang web của bạn bao gồm chủ yếu các ảnh JPG có chất lượng trung bình thì thông qua JetPack ảnh sẽ có chất lượng xấu đi đáng kể. Nếu web của bạn chủ yếu là ảnh PNG thì dùng JetPack hầu như không ảnh hưởng gì.

Kết luận: tốt nhất bạn nên thử, nếu ảnh xấu đi quá mức thì không nên dùng JetPack nữa.

P/S: Có cách khác bạn vẫn giảm được dung lượng ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng, đó là nén không mất chất lượng. Bạn có thể tìm plugin nén ảnh để đảm nhiệm công việc này.


Liệu nó có ảnh hưởng đến SEO không?

Đây là câu hỏi dễ hiểu, bởi vì JetPack sẽ lưu ảnh trên host của WordPress và sử dụng đường dẫn khác:

đường dẫn ảnh khác

Điều này về lý thuyết sẽ ảnh hưởng xấu đến SEO của bạn.

Câu hỏi này được Michael Kummer gửi cho JetPack:

Tôi đọc được một số thông tin nói rằng lưu ảnh thông qua JetPack gây ảnh hưởng bất lợi đến SEO bởi vì nó lưu giữ ảnh bằng một nguồn “bên ngoài” (wp.com) thay vì từ tên miền gốc. Hệ quả là Google có thể cho rằng ảnh không được liên kết với tên miền gốc. Bạn có thể giải thích rõ ràng hơn không nếu điều đó là chính xác và có cách nào giảm thiểu tác hại đó?

JetPack trả lời như sau:

Đây là câu hỏi hay! Chính vì lý do này mà JetPack đưa link ảnh gốc vào thông tin của ảnh sao chép (mà chúng tôi đưa lên server của mình), và Google sẽ luôn biết được đâu là ảnh gốc và sẽ lập chỉ mục cho nó. Ngoài ra, JetPack sẽ cải thiện SEO của bạn nhờ cải thiện tốc độ tải trang tính trên tổng thể.

Vậy là chúng ta đã có câu trả lời: JetPack không làm ảnh hưởng đến SEO ảnh của bạn. Tuy nhiên gì thì gì, về mặt SEO, ảnh lưu trên host gốc của bạn vẫn tốt hơn.

PS: Để kiểm tra ảnh CDN của bạn có link ảnh gốc canonical header hay không, bạn có thể sử dụng công cụ: seoreviewtools.com/canonical-url-location-checker/

Ví dụ tôi kiểm tra với đường dẫn ảnh cũng dùng CDN của Kiến càng (tôi sử dụng dịch vụ của BunnyCDN):


Có đúng thực là tốc độ website được cải thiện không?

Một điều chắc chắn là thông qua JetPack dung lượng ảnh giảm xuống đáng kể, cộng với việc máy chủ CDN ở gần người dùng hơn cho nên về lý thuyết tốc độ tải trang sẽ được cải thiện theo.

Tuy nhiên điều đó sẽ chỉ đúng nếu host của JetPack nhanh hơn hoặc bằng host của bạn. Thực tế thì host của JetPack rất lớn, và chắc chắn là lớn hơn host của bạn rồi, nhưng điều đấy không đồng nghĩa với việc host của JetPack (WordPress) nhanh hơn. Vì họ phải phục vụ rất nhiều người. (Để dễ hiểu điều đó giống như một gia đình có 10 người có thể có tổng thu nhập 60 triệu/tháng – nhưng thực tế lại không bằng gia đình có thu nhập 27 triệu/tháng nhưng chỉ có 3 người).

Vậy làm thế nào để biết được website có tăng được tốc độ hay không?

Cách đơn giản nhất là sử dụng cảm nhận, bạn bật JetPack một thời gian rồi dừng lại đối chiếu với khi không dùng JetPack xem cái nào nhanh hơn.

Nhưng cảm nhận thường sẽ khó nhận biết nếu chênh lệch không lớn, nên cách chính xác hơn bạn nên đánh giá bằng các ứng dụng kiểm tra tốc độ website chuyên dụng như:

Tôi sẽ thử xem trang web có và không dùng chức năng lưu ảnh trên server của JetPack có tốc độ truy cập khác nhau như thế nào.

Với GTmetrix (thử trên trình duyệt Chrome, truy cập từ Canada):

  Lần1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Ảnh JetPack 3,0s 2,1s 4,5s 2,7s  4,0s
Ảnh tự host 2,6s 2,5s 4,4s 1,9s  4,1s

Với Pingdom (truy cập từ Australia):

  Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Ảnh JetPack 5,12s 3,65s 4,03s 3,37s 3,62s
Ảnh tự host 3,46s 3,50s 3,62s 3,30s 3,57s

Bôi đậm là tốt hơn (tải nhanh hơn).

Cả 2 thử nghiệm đều cho thấy ảnh tôi tự lưu trên host của mình cho tốc độ website tốt hơn là tôi nhờ JetPack. Có lẽ nguyên nhân là vì host mà tôi đang sử dụng là VPS của Dreamhost, cũng thuộc nhóm hosting có chất lượng khá tốt.


Thế Lazy load images là cái gì?

Giờ chúng ta mới bàn đến Lazy load ảnh. Nó có công dụng giúp trì hoãn tải ảnh, nếu bức ảnh đó chưa trong tầm mắt người dùng. Giả dụ bài viết có 5 bức ảnh trải dài từ đầu đến cuối bài viết. Khi người dùng mới truy cập vào trang thì chỉ bức ảnh đầu tiên được tải, 4 ảnh còn lại ở phía bên dưới người dùng chưa đọc đến sẽ chưa được tải. Điều đó giúp trang web tải nhanh hơn, và đỡ lãng phí tài nguyên (lưu lượng).

Bạn xem video bên dưới để hiểu Lazy load images là gì:

Chắc chắn Lazy load images sẽ cải thiện tốc độ của người dùng cuối, đặc biệt ở trang có nhiều ảnh. Tuy nhiên không phải là nó không có vấn đề:


Kết luận

Chức năng tăng tốc của JetPack quả là hiếm có khó tìm nhưng nó không hoàn hảo, và bạn cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng.

Tôi lập ra một bảng nhỏ để biết trường hợp nào bạn nên dùng & không nên dùng tính năng nào:

  Host yếu Host khỏe Nhiều ảnh Ảnh chất lượng thấp Ảnh PNG
Ảnh JetPack Nên dùng Không dùng   Không dùng Có thể dùng
Lazy load Nên dùng   Có thể dùng    
Back to Top