Categories WebP

Định dạng ảnh WebP trong năm 2020 – liệu nó đã phổ biến chưa?

đường phố vắng người

Câu trả lời ngắn gọn của tôi: Còn lâu lắm.

WebP vẫn chưa tương thích trên mọi thiết bị. Và nếu bạn sử dụng định dạng ảnh này, bạn có khả năng gặp phải nguy cơ là: có một tỷ lệ nhỏ người / thiết bị không thể nhìn thấy nó.

Thế còn lợi ích tiết kiệm được từ 15 – 20% dung lượng lưu trữ thì sao, điều đó rất tốt mà?

  • Nhưng trong thực tế bạn sẽ chẳng tiết kiệm được không gian ổ đĩa nào! Bởi vì các thực hành tốt nhất yêu cầu bạn vẫn phải có ảnh jpeg / png dự phòng trong trường hợp người dùng không sử dụng thiết bị tương thích. Điều đó có nghĩa là dùng ảnh webp làm bạn tăng gần gấp đôi dung lượng lưu trữ dành cho nội dung đa phương tiện.

Thế còn khả năng cải thiện tốc độ thì sao?

  • Cũng vậy, câu trả lời là KHÔNG. Các ảnh trông có vẻ “nhẹ” nhưng phần lớn thời gian tải trang tăng là do đợi chờ DNSDOM quá lớn.
  • Cách tốt nhất để cải thiện thời gian tải trang vẫn là nhờ làm giảm xử lý php và các truy vấn mysql (ví dụ thông qua các plugin cache).

Vậy tôi nên sử dụng WebP trong trường hợp nào?

  • Bạn có thể cần WebP nếu bạn có ảnh rất lớn cầu kỳ cần hiệu ứng trong suốt (transparency effect).
  • Còn không thì sẽ tốt hơn khi bạn dùng định dạng ảnh rất an toàn là JPEG và PNG.

Dù vậy bạn vẫn muốn sử dụng định dạng WebP?

  • Hãy thoải mái làm nếu bạn muốn. Và hãy nói cho tôi biết tất cả các cảnh báo mà bạn trải nghiệm.
  • Tôi yêu thích công nghệ mới, nhưng với WebP tôi sẽ đợi thêm vài năm nữa.

Cập nhật từ Kiến càng: ở thời điểm hiện tại ảnh webp đã có những bước phát triển rất đáng mừng: (1) Số lượng trình duyệt hỗ trợ ảnh webp đã tăng lên rất nhiều, hầu như mọi trình duyệt lớn nhỏ đều đã hỗ trợ webp, đáng tiếc là hiện Safari hỗ trợ webp hạn chế, (2) việc tích hợp ảnh webp vào WordPress giờ đã dễ dàng hơn nhiều thông qua CDN, hoặc các plugin miễn phí chất lượng cao như LiteSpeed cache.

(Dịch từ bài viết: WebP image format in 2020 – is it global yet? tác giả: Johnny Nguyen)

Back to Top